Phú Quốc hướng tới thành phố biển đảo (Phần 1)

Phú Gồm bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở trung tâm Đông Nam Á là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia, quốc tế. Đứng trước các nghị quyết của chính quyền để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, đồng thời là thành phố biển đảo đầu tiên trong cả nước. Hiện nay, Phú Quốc đã có sự phát triển ngoạn mục về kinh tế – xã hội, huyện đảo cũng đang đối mặt với những bất cập cần được tháo gỡ để có những bước phát triển xứng tầm thành phố biển đảo, trung tâm du lịch – thương mại – công nghệ cao trong tương lai không xa.

Phú Quốc hướng tới thành phố biển đảo (Phần 1) - 7 -
Phú Quốc hướng tới thành phố biển đảo (Phần 1)

Phú Quốc thu hút đầu tư và tập trung hoàn thiện hạ tầng đón làn sóng đầu tư

Vào những năm 2000, huyện đảo Phú Quốc còn khá hoang sơ thì hiện nay đã có sự chuyển mình ngoạn mục, Phú Quốc là điểm đến thu hút nhiều nhà đầu tư tầm cỡ, cơ sở hạ tầng được phát triển đồng bộ. Một trong những điểm nhấn nổi bật trong chiến lược phát triển của Phú Quốc được thực hiện hiệu quả chính là thu hút đầu tư mạnh mẽ, phát triển kết cấu hạ tầng. Tính đến tháng 6/2020, Phú Quốc thu hút 321 dự án của các nhà đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 340.000 tỷ đồng, đặc biệt là chính sách liên quan đến tiền thuê đất, thời gian thu tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và những chính sách khác.

Cùng với sự đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn thì các nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư vào Phú Quốc cũng khá dồi dào. Đặc biệt là từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn Trung ương, vốn của tỉnh, vốn tiền sử dụng đất của địa phương cũng tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng, tập trung cho giao thông nội đảo, sân bay, cảng biển quốc tế, các công trình cấp điện, nước để đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ của Phú Quốc.

Theo thông tin từ UBND huyện Phú Quốc, các chính sách trong tương lai sẽ tập trung nguồn lực đầu tư mạnh hạ tầng giao thông, tạo kết nối liên thông với các trung tâm đô thị lớn trong nước và một số quốc gia trên thế giới, Phú Quốc đã đưa vào khai thác hai cảng An Thới và Dương Đông theo dự án đã được phê duyệt thành các cảng tổng hợp phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống người dân trên đảo, các cảng này không chỉ có nhiệm vụ là trụ cột cho hàng hóa còn phục vụ tàu khách quốc tế. Cảng Mũi Đầm cũng được xây mới, là cảng tổng hợp sử dụng quanh năm và nơi tránh trú cho các tàu thuyền trên bờ phía Đông của đảo.

Phú Quốc được phát triển hệ thống giao thông đường bộ, mạng lưới đường bộ trên đảo có tổng chiều dài trên 220 km vì vậy ngày càng mở rộng cho các phương tiện di chuyển qua lại được thuận tiện, dễ dàng. Đường liên xã, đường nông thôn được đầu tư, nâng cấp và làm mới phần lớn đã được nhựa hóa, bê tông hóa đảm bảo việc đi lại của người dân địa phương. Không chỉ như vậy, các cây cầu qua các sông, rạch được kiên cố hóa bằng kết cấu bê tông cốt thép tạo điều kiện thuận lợi sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn huyện. Bến xe khách các thị trấn được đặt theo vị trí của quy hoạch và được trang bị đầy đủ các tiện nghi cho hành khách. Bến xe hàng hóa được bố trí tại các bến cảng và Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc.

Không chỉ phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ, đối với Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc, theo quy hoạch đến 2030, cảng hàng không này có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm. Lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/năm, riêng giờ cao điểm có thể đón 3.500 người. Về hệ thống điện cung cấp cho đảo, dự án cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc hoạt động đang đảm bảo cung cấp điện ổn định cho huyện đảo Phú Quốc từ hệ thống điện quốc gia. Trên địa bàn huyện hệ thống đường dây cao, trung, hạ thế đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay, số hộ dùng điện lưới quốc gia trong toàn huyện đạt 100%.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng cũng cho biết, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc đang được tập trung mở rộng giai đoạn 2, giai đoạn 3, mở rộng thêm đường cất, hạ cánh. Hệ thống giao thông nội đảo sẽ được đầu tư đồng bộ, đấu nối các khu du lịch, các khu dân cư để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ngành điện lực, cấp nước đang được đầu tư song song, đồng bộ, nâng cấp hồ cấp nước Dương Đông từ công suất 20.000 m3 ngày đêm lên 30.000 m3/ngày đêm. Huyện cũng đang nghiên cứu hồ nước Cửa Cạn để đầu tư trong thời gian tới công suất vào khoảng 50.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cấp nước ổn định cho Phú Quốc.

Phú Quốc thu hút đầu tư và tập trung hoàn thiện hạ tầng đón làn sóng đầu tư - 8 -
Phú Quốc thu hút đầu tư và tập trung hoàn thiện hạ tầng đón làn sóng đầu tư

Đối với hệ thống điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang đầu tư thêm dự án xây dựng đường dây 220 kV Kiên Bình- Phú Quốc. Trong tương lai, dự án sẽ đóng điện trước Têt Nguyên đán 2021 để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội huyện đảo. Một số công trình y tế, giáo dục, các khu dân cư, tái định cư đang được đầu tư đồng bộ. Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc khẳng định, đến thời điểm này Phú Quốc đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và điều kiện của một thành phố trực thuộc tỉnh. Nếu được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, Phú Quốc sẽ là thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước.

 



source https://wikiphuquoc.com/phu-quoc-huong-toi-thanh-pho-bien-dao-phan-1/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thành lập Hội Đầu tư Phát triển Du lịch Phú Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2023

Tàu cao tốc ở Phú Quốc tạm ngưng hoạt động, khách vỡ kế hoạch nghỉ lễ 2-9

Vinpearl Landmark 81 nhận giải Khách sạn hướng sông hàng đầu thế giới