Phú Quốc hướng tới thành phố biển đảo (Phần 5)

Phú Quốc sau khi được đầu tư và phát triển bởi nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài và Việt Nam thì ngày càng thu hút nhiều các dự án đầu tư của nhiều tập đoàn lớn như VinGroup, SunGroup trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, resort. Đây chính là một trong những lí do giúp cho diện mạo “đảo ngọc” ngày càng sinh đẹp và hiện đại. Đối với Phú Quốc thì không chỉ được nhiều bạn bè năm châu biết đến như một hòn đảo đầy tiềm năng mà còn chính sự thay đổi này khiến cư dân địa phương cũng được tạo việc làm, tham gia vào các hoạt động du lịch, giới thiệu các sản phẩm văn hóa – du lịch phục vụ du khách.

Ngắm đảo ngọc Phú Quốc từng bước thay da đổi thịt

Tại sao nói việc Chính phủ ra nhiều quyết định như miễn thị thực cho người nước ngoài hay ý kiến giúp Phú Quốc trở thành thành phố biển thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, hoạt động du lịch tại Phú Quốc. Bởi vì khi nhiều hoạt động thúc đẩy kinh tế và diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện vô hình chung cũng nâng cao các công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường từ lâu luôn được coi trong ở Phú Quốc; đó cũng là thành tố không thể tách rời của các hoạt động phát triển trên đảo và dưới biển, tạo tiền đề cho Phú Quốc phát triển du lịch xanh. Theo lãnh đạo Ban Giám đốc Sở Du lịch: “Ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Bộ tiêu chí du lịch xanh Phú Quốc, với 5 tiêu chí: Tạo du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; hỗ trợ năng lực cạnh tranh với sự phát triển bền vững; nâng cao nhận thức, thực hành về du lịch xanh; đầu tư nguồn nhân lực; bảo tồn, nâng cao các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Hiện du lịch xanh bước đầu triển khai thực hiện trên đảo Phú Quốc, áp dụng trong hệ thống khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp có các giải pháp bảo vệ môi trường về xử lý nước thải, giảm tiếng ồn, hạn chế sử dụng túi nylon, trồng cây xanh, hướng dẫn du khách tham gia bảo vệ môi trường.”

Quần đảo An Thới – điểm trải nghiệm biển lý tưởng tại Phú Quốc - quan-dao-An-Thoi-Phu-Quoc-3 -
Quần đảo An Thới – điểm trải nghiệm biển lý tưởng tại Phú Quốc

Ông Mai Văn Huỳnh, bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc cho biết, dự báo, năm 2020, địa phương cũng sẽ chịu nhiều tác động làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành như: “Tình hình biến động kinh tế thế giới và trong nước, an ninh khu vực, vi phạm về đất đai; trình độ, năng lực cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cán bộ lãnh đạo; tình hình tội phạm có chiều hướng phức tạp, gia tăng tội phạm có tổ chức, bảo kê, băng nhóm; tình hình khiếu nại, khiếu kiện tiếp tục tăng cao khi thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án. Các vấn đề về vệ sinh môi trường; khai thác tài nguyên – khoáng sản trái phép; bao chiếm, lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý; xây dựng không phép, trái phép; lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè …sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đến việc thu hút đầu tư, phát triển cho Phú Quốc.”

Các giải pháp bảo vệ môi trường tại Phú Quốc được chú trọng hơn bao giờ hết

Các giải pháp hàng đầu của ngành du lịch là phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện, giảm thiểu tác động đến môi trường. Những sản phẩm này chất lượng, đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, có giá trị tăng cao sẽ được xây dựng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của du khách. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và sinh thái, chú trọng những sản phẩm du lịch xanh tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương; xây dựng nhãn du lịch xanh cấp cho các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành… đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh các tiêu chuẩn ngành du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm tào môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển du lịch Phú Quốc bền vững. Tại thời điểm này, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang liên kết các ngành và địa phương tập trung xây dựng Phú Quốc trở thành điểm đến an ninh, an toàn, thân thiện môi trường cho du khách trong nước và quốc tế; đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước, khu vực và thế giới. Đồng thời, xác định để phát triển du lịch bền vững, việc bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch phải được đặt lên hàng đầu và được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chỉ đạo thường xuyên. Theo đó, ngành du lịch đề ra những định hướng, biện pháp: Tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa các tác hại đến môi trường; kịp thời xử lý những hành vi vi phạm, đồng thời có chính sách khen thưởng cho các cơ sở chấp hành tốt quy định về bảo vệ môi trường, có phương án kinh doanh thân thiện với môi trường.

Những rạn san hô ổ Phú Quốc cần được bảo tồn - du-lich-phu-quoc-co-gi-lan-bien-ngam-san-ho-o-phu-quoc-ban-da-thu-chua-5 -
Những rạn san hô ổ Phú Quốc cần được bảo tồn

Phú Quốc trong tương lai sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường, biến đổi khí hậu nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Vì môi trường Phú Quốc xanh, sạch, đẹp, an toàn và văn minh” và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả ngày vì môi trường Phú Quốc, phát triển phong trào trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục găn chặt với mục tiêu phát triển của Phú Quốc. Năm 2020, Đảng bộ và nhân dân Phú Quốc quyết tâm thực hiện thắng lợi Đại hội Đảng bộ các cấp để đưa huyện đảo Phú Quốc trở thành thành bố biển đầu tiên của Việt Nam, ông Mai Văn Huỳnh, cho biết.

 



source https://wikiphuquoc.com/phu-quoc-huong-toi-thanh-pho-bien-dao-phan-5/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thành lập Hội Đầu tư Phát triển Du lịch Phú Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2023

Tàu cao tốc ở Phú Quốc tạm ngưng hoạt động, khách vỡ kế hoạch nghỉ lễ 2-9

Vinpearl Landmark 81 nhận giải Khách sạn hướng sông hàng đầu thế giới